Cách hiểu mới về Binh pháp Tôn Tử

Lần đầu tiên tôi đọc Binh pháp Tôn Tử là lớp 11 hoặc 12 gì đó khi còn đang học cấp 3 bên Thuỵ Điển. Cuốn binh thư nổi tiếng này có lẽ ai cũng từng nghe tới rồi. Tuy có thể chưa đọc nhưng đa số đều có lờ mờ biết tới câu “biết người, biết ta, trăm trận không nguy” trong cuốn Binh pháp.

Sáng nay trên đường tới cơ quan tôi mới biết được một điều “động trời” trong lúc nghe một tập podcast. Một là, không có Tôn Tử nào cả, tác giả của cuốn binh thư thật ra được “co-author” bởi một nhóm các binh gia ẩn danh, dựng nên nhân vật Tôn Tử đầy bí ẩn để nâng cao uy tín cho tác phẩm. Hai là, cuốn binh thư trứ danh hơn 2000 năm tuổi được cho là viết vào thời Xuân Thu hoá ra được viết thời Chiến Quốc (khoảng 200 năm sau đó). Điều này khá quan trọng vì cách thức tiến hành chiến tranh ở hai khung thời gian khác nhau đáng kể. Và nó liên quan đến một điểm thú vị thứ ba, đấy là theo nghiên cứu của các học giả Mỹ thì sở dĩ “nhóm tác giả” viết cuốn Binh pháp là để mở đường cho việc thành lập một tầng lớp mới gồm những nhà cầm quân chuyên nghiệp. Họ muốn giành lại quyền binh từ tầng lớp quý tộc và vì thế sử dụng cuốn sách này như một cách để thúc đẩy sự “chuyên nghiệp hoá” (professionalization) của việc điều hành quân đội và tiến hành chiến tranh.

Đúng là sự học không bao giờ ngừng. Khi bạn đã tưởng bạn biết điều gì đấy rồi thì một ai đấy khác sẽ lật lại vấn đề!

Previous
Previous

Vị Trung Đông giữa lòng nước Nga

Next
Next

ChatGPT thì sao?